Các bước kiểm tra và sửa máy hút bụi đơn giản

Cuộc sống ngày càng hiện đại nên nhiều thiết bị hiện đại xuất hiện trong gia đình ngày càng nhiều, sau đây là 10 bước kiểm tra máy hút bụi tại gia mà không cần phải đem đến thợ sửa chữa.

1. Kiểm tra máy hút bụi và xác định nguyên nhân khiến máy hỏng là từ đâu. Có thể do máy chưa được bật? Lực hút của máy yếu hoặc không đều? Ống hút vướng lông tơ hoặc các mảnh vụn? Cầu dao bị ngắt? Trong quá trình hoạt động nó có mùi lạ gì không?

2. Xác minh chiếc máy hút bụi của bạn vẫn được cắm điện và đã bật nguồn. Bạn nên dùng máy đo mạch điện để kiểm tra, nếu không có thì hãy cắm một bóng đèn hoặc radio vẫn hoạt động để bình thường để thử. Có thể bạn thấy đây là điều hiển nhiên tuy nhiên nó lại rất cần thiết vì không có điện thì máy hút bụi không thể thực hiện công việc.




3. Kiểm tra xem máy có bị nóng quá không? một số máy hút bụi có sẵn chế đọ tự ngắt khi máy quá nóng. Bạn nên rút phích điện ra và chờ khoảng 20 đến 30 phút để thiết bị bảo vệ quá nhiệt làm mát động cơ. Sau đó kiểm tra xem có vật cản hoặc vấn đề khác không rồi khởi động lại máy.

4. Bạn nên kiểm tra độ bôi trơn trục, ổ trục của động cơ và độ mài mòn của bàn chải điện vì độ bôi trơn kém hoặc bàn chải bị mòn cũng làm máy giảm sức hút. Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm tra túi đựng bụi xem túi có đầy hay bị rách không vì túi đầy bụi thì bụi sẽ lấp mất đường gió, giảm lực hút của máy. Ngoài ra, ống hút, đầu chổi vướng tóc, lông vật nuôi hay giấy vụn cũng làm lực hút của máy kém hơn. Nếu lực hút của máy kém, bạn nên kiểm tra lại máy hút bụi

Thay thế các dây đai: đảm bảo các dây đai có mặt trong bàn chải cuộn, trục bánh xe và bất kỳ bộ phận chuyển động khác. một dây đai bị trượt ra khỏi trục thì nó có thể làm lớp cao su nóng lên và tạo ra mùi khó chịu.

Làm sạch cuộn bàn chải và chắc chắn nó vẫn hoạt động bình thường. Bôi trơn các vòng bi, nếu cần thiết có thể thay thế các vòng bi và cuộn bàn chải. Đối với máy hút bụi đời cũ thì cuộn bàn chải được làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa trong các mẫu đời mới.

Khi kiểm tra bàn chải cuộn ban không được chạm tay vào khi nó đang hoạt động và ăn mặc nên gọn gàng để dễ dàng thao tác. Bạn cũng nên nhớ chuyển đổi các chế độ khi hút bụi trên thảm hay mặt sàn cứng.

5. Kiểm tra đường dây điện bằng máy đo vạn năng. Kiểm tra dây nguồn xem có bị sờn, tróc vỏ, đứt hay không để băng hoặc thay thế dây mới.

6. Kiểm tra động cơ có hoạt động bình thường không? Sẽ là lãng phí nếu như thay thế toàn bộ động cơ ( có thể tốn kém hơn là bạn mua một chiếc máy hút bụi mới), tuy nhiên bạn có thể chỉ thay thế một số bộ phận quan trọng.

7. Kiểm tra các bàn chải. Nếu chúng bị mòn thì hãy mua cái mới.

8. Thay thế các vòng bi hoặc bôi trơn chúng. Có vòng bi cho động cơ và quạt gió. Nhưng cũng có vòng bi cho trục lái và bánh xe.

9. Kiếm tra quạt có bị cong hoặc bị hỏng không? Nếu phát hiện ra bạn nên thay thế nó ngay. Quạt thường được gắn trực tiếp với động cơ. Bất kỳ một sự mất cân bằng nào giữa các phần có thể làm hỏng động cơ hoặc vòng bi.

10. Thay thế bất kỳ bánh xe nào bị hỏng. Thay thế bánh xe không phải là một vấn đề quá to tát nhưng nếu bánh xe hỏng thì nó sẽ làm máy hút bụi hoạt động chậm hơn.

>> Các chức năng đặc biệt của máy hút bụi

Nhận xét